Vui lòng điền đầy đủ các thông tin sau

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về sở hữu trí tuệ (SHTT) được TP.HCM đặc biệt chú trọng để nâng cao nhận thức và quản lý tài sản trí tuệ cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

 

SHTT có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, góp phần tạo ra các sản phẩm sáng tạo, dịch vụ mới chất lượng và đa dạng. Một trong những mục tiêu lớn được đặt ra trong Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 là “Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền SHTT”. Để đạt được mục tiêu này, công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về SHTT đang trở thành vấn đề cấp thiết và cần được tập trung chú trọng. Tại Thành phố, nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến lược đã được triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là khu vực các trường đại học.

 

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về SHTT

Năm 2020, các trường đại học tại Thành phố nhập cuộc khá sâu, rộng trong các công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về SHTT, TSTT: Trường Đại học Luật TP.HCM (phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ) thường xuyên tổ chức đào tạo chuyên sâu về SHTT, tập trung các vấn đề có tính thực tiễn, các kỹ năng trong quá trình đăng ký xác lập quyền và thực thi quyền SHTT cho các doanh nghiệp, công ty luật, văn phòng luật sư, các đại diện sở hữu công nghiệp và giảng viên của trường; Trường Đại học Y Dược TP.HCM (phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ) tổ chức tập huấn cho các thành viên Mạng lưới TISC [1][IP-HUB [2][, trang bị kiến thức về khai báo và xác định vấn đề đăng ký sáng chế từ kết quả nghiên cứu, xây dựng phạm vi bảo hộ của sáng chế và soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ; Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM tập huấn SHTT cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học nhằm đẩy mạnh hoạt động sáng tạo và phát triển KH&CN,…

Trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học SHTT cho học viên

Hòa chung với các hoạt động này, công tác đào tạo quản trị viên tài sản trí tuệ (TSTT) theo 3 cấp độ (cấp độ 1 - Chuyên viên TSTT, cấp độ 2 - Trưởng bộ phận TSTT, cấp độ 3 - Giám đốc TSTT) do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức cũng đã thu hút 171 cán bộ quản lý nhà nước về SHTT, cán bộ các đơn vị có liên quan và sinh viên các trường đại học tham gia. Đây là các khóa học nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về SHTT, TSTT; nâng cao kiến thức chuyên môn về SHTT, cũng như chuẩn bị thông tin về SHTT cho thị trường lao động.

SHTT có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, góp phần tạo ra các sản phẩm sáng tạo, dịch vụ mới chất lượng và đa dạng. Một trong những mục tiêu lớn được đặt ra trong Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 là “Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền SHTT”. Để đạt được mục tiêu này, công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về SHTT đang trở thành vấn đề cấp thiết và cần được tập trung chú trọng. Tại Thành phố, nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến lược đã được triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là khu vực các trường đại học.

 

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về SHTT

Hoạt động SHTT có quan hệ mật thiết và tác động đa chiều đến các khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời, chịu ảnh hưởng của nhiều ngành, nhiều nhóm và nhiều cấp khác nhau. Do đó, các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về SHTT cũng được triển khai theo nhiều hướng tiếp cận. Ví dụ, cuộc thi “Sinh viên với sở hữu trí tuệ S&IP – 2020”, chủ đề “Khởi nghiệp bền vững dựa trên quyền sở hữu trí tuệ”, nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến phát triển TSTT, bảo hộ quyền SHTT, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền, xây dựng hệ thống SHTT phát triển mạnh, thúc đẩy phát triển công nghệ mới, do Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ (Đại học Quốc gia TP.HCM) chủ trì, phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện, đã thu hút hàng trăm sinh viên tham gia. Điểm nhấn của cuộc thi là tạo điều kiện thực hiện bảo hộ quyền SHTT với những dự án đạt yêu cầu, góp phần tạo nền tảng pháp lý và tăng tính bền vững cho hoạt động của các dự án khởi nghiệp sinh viên, tăng số đơn đăng ký SHTT. Ở một kênh khác, kết hợp cả hình thức trực tiếp và trực tuyến, Hội thảo ngày 24/11 tại “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đông Nam Bộ 2020” do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức, với sự hội tụ của nhiều chuyên gia tư vấn về SHTT, đã tăng cường mối liên kết, thúc đẩy quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu và khai thác, vận dụng hiệu quả các TSTT để hình thành những doanh nghiệp có đủ sức mạnh và sức bật để bứt phá.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển TSTT và chuyển giao công nghệ tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Bên cạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức như đã nêu, các trường đại học tại Thành phố (Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM,…) cũng rất quan tâm đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với Cục Sở hữu trí tuệ nhằm đẩy mạnh việc phát triển TSTT, tư vấn xác lập, bảo vệ, quản lý và phát triển giá trị quyền SHTT, hỗ trợ thương mại hóa, đăng ký bảo hộ về SHTT và chuyển giao công nghệ.

Có thể thấy, nhiều cơ hội tốt đã được mở ra tại Thành phố cho các tập thể, cá nhân nâng cao nhận thức về SHTT; trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quý liên quan đến khai thác, bảo vệ TSTT, tạo thêm động lực cho các hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

 

Vân Anh

[1] Mạng lưới TISC được thành lập trên cơ sở Dự án TISC (Technology and Innovation Support Centers - các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) khởi xướng trên phạm vi toàn cầu. Theo Báo cáo TISC năm 2018 của WIPO, tính đến tháng 12/2018 đã có 78 quốc gia với 750 tổ chức TISC tham gia vào Mạng lưới TISC toàn cầu.
[2] Mạng lưới IP-HUB được thành lập trên cơ sở Dự án EIE (Enabling IP Environment - Môi trường Sở hữu trí tuệ kiến tạo)

 

--------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo chính

1. Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Báo cáo Tổng kết hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Thành phố năm 2020 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2021.
2. Thông tin thu thập từ Cục Sở hữu trí tuệ, Đại học Quốc gia TP.HCM và một số nguồn khác.

Back to top

Chưa có tài khoản Đăng ký ngay!

Đăng nhập