Thông tin chuyên đề Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là ấn phẩm được xuất bản hàng tháng của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM, bao gồm các bài viết tổng hợp, phân tích nhằm phản ánh các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố diễn ra trong kỳ.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG KỲ 04/2023: 1. Gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam với công nghệ chỉnh sửa gene Trong bối cảnh dân số toàn cầu gia tăng phi mã, sản xuất lương thực phải đối mặt với ngày càng nhiều thách thức, đặc biệt là biến đổi khí hậu, việc tạo ra được các giống cây trồng không chỉ có khả năng chống chịu với môi trường bất lợi mà còn gia tăng năng suất, chất lượng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học. Nhiều loại nông sản của Việt Nam như lúa, cà chua, dưa leo, đu đủ,… đã được nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gene, như CRISPR, để cải thiện chất lượng và khả năng chống chịu bệnh tật. 2. Làm chủ công nghệ CNC, đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp hiện đại CNC là ứng dụng máy tính và các phần mềm máy tính vào việc điều khiển các máy móc cơ khí, giúp gia tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian hoàn thành công việc. Công nghệ này đã cách mạng hóa sản xuất trong ngành cơ khí, cho phép tăng hiệu quả, độ chính xác và tốc độ gia công. Với sự phát triển nhanh chóng của KH&CN, ngày càng nhiều máy móc, thiết bị ứng dụng công nghệ CNC được sáng tạo ra, giúp công tác gia công cơ khí trở nên đơn giản, nhanh chóng và an toàn hơn. 3. Sản phẩm biến đổi gene “Made in Vietnam”: cần “dấn thêm” bước nữa Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, công bố vào tháng 10/2010, có khoảng 1 tỷ người trên thế giới thiếu ăn, 80 quốc gia đang thiếu lương thực. Các con số này không ngừng gia tăng theo thời gian, do dân số ngày càng tăng, giá thực phẩm ngày càng cao và tác hại của biến đổi khí hậu cũng ngày càng lớn. Trong bối cảnh này, sản phẩm và thực phẩm biến đổi gene đã trở thành đề tài tranh luận khá sôi nổi. 4. Kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm bằng phương pháp quang phổ cận hồng ngoại Việc sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp để kiểm soát chất lượng và độ an toàn là rất quan trọng đối với nông sản, thực phẩm. Kiểm tra trực quan bằng mắt thường hay dùng phương pháp sắc ký trong phòng thí nghiệm còn nhiều hạn chế. Do đó, các phương pháp phân tích không phá hủy như quang phổ cận hồng ngoại, kết hợp với các thuật toán dự đoán được đánh giá là phù hợp hơn để kiểm soát chất lượng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Sản phẩm biến đổi gene (GMO) và thực phẩm biến đổi gene (GMF) đã trở thành đề tài tranh luận khá sôi nổi trong bối cảnh có khoảng 1 tỷ người trên thế giới thiếu ăn, 80 quốc gia đang thiếu lương thực. Trong điều kiện phải bảo đảm cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho dân số thế giới (dự kiến lên đến khoảng 11 tỷ người vào năm 2050), một số quốc gia và tổ chức quốc tế đã coi GMF là giải pháp tốt để giải quyết vấn đề... |
|