Vui lòng điền đầy đủ các thông tin sau

DỊCH VỤ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Chọn mẫu là nội dung rất quan trọng trong nghiên cứu vì liên quan trực tiếp đến tính đại diện cho nhóm. Mẫu mang tính đại diện cho nhóm càng cao thì số liệu khảo sát càng có giá trị và độ tin cậy của nghiên cứu càng cao. Bài viết này giới thiệu khái quát một số khái niệm liên quan đến mẫu và các phương pháp chọn mẫu.

 

Chọn mẫu (sampling)

Theo Giáo trình Phân tích số liệu thống kê (Đỗ Anh Tài, 2008), mẫu là một phần trong danh sách hay nhóm các thành viên đại diện cho một tổng thể, có được từ các phương pháp lựa chọn khác nhau cho việc thu thập thông tin nghiên cứu.

Mẫu cần phải đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. Tổng thể có thể là một nhóm người, chi tiết hoặc đơn vị đối tượng của nghiên cứu sẽ được điều tra. Tổng thể được phân chia thành 2 nhóm: tổng thể lý thuyết và tổng thể có thể tiếp cận được. Trong đó:

  • Tổng thể lý thuyết: là những nhóm đối tượng phù hợp trong nghiên cứu (có thể rộng hơn, bao trùm tổng thể có thể tiếp cận được). Ví dụ: Khi nghiên cứu liên quan đến sinh viên, thì tất cả sinh viên là tổng thể lý thuyết.
  • Tổng thể có thể tiếp cận được: là nhóm đối tượng có thể cho phép tiếp cận trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn mẫu. Với ví dụ trên, chúng ta không thể tiếp cận được tất cả sinh viên do việc phân bố rất rộng. Do vậy, chỉ những sinh viên ở khu vực nghiên cứu ta mới có thể tiếp cận được. Đây là nhóm tổng thể có thể tiếp cận được.

 

Tổng thể và mẫu (Nguồn: TS. Đỗ Anh Tài. Giáo trình Phân tích số liệu thống kê)

Khung chọn mẫu là danh sách từ “Tổng thể có thể tiếp cận được”, được dùng để chọn mẫu điều tra. Danh sách này nên toàn diện, hoàn chỉnh và được cập nhật. Ví dụ: danh sách đăng ký cử tri, danh sách địa chỉ theo mã bưu điện, niên giám điện thoại, tổng điều tra công nghiệp, tổng điều tra dân số…

 

Phương pháp chọn mẫu xác suất (probability sampling)

Phương pháp lấy mẫu xác suất đảm bảo rằng mẫu được chọn sẽ đại diện chính xác cho tổng thể và khảo sát được tiến hành có thể có kết quả thống kê hợp lý. Có nhiều dạng lấy mẫu xác suất:

  • Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling)
  • Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (systematic random sampling)
  • Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling)
  • Chọn mẫu ngẫu nhiên cụm (cluster sampling)
  • Chọn mẫu nhiều bậc (Multistage sampling)

 

Phương pháp chọn mẫu phi xác xuất (non-probability sampling)

Phương pháp lấy mẫu phi sát xuất tiến hành chọn mẫu theo đặc tính tổng thể và nhu cầu điều tra. Với phương pháp này, một vài cá thể trong tổng thể có cơ hội cao hơn được lựa chọn làm mẫu khảo sát.

Các dạng lấy mẫu phi xác xuất bao gồm:

  • Chọn mẫu tiện lợi (convenience sampling)
  • Chọn mẫu theo định mức quota (quota sampling)
  • Chọn mẫu có mục đích (purposes sampling/judgement sampling)
  • Mạng lưới hoặc “ném tuyết” (snowball sampling)
  • Lấy mẫu tự lựa chọn ( Self-selection (volunteer) sampling)
  • Chọn mẫu chuyên gia
  • Nhóm quan tâm

 

Lợi ích của việc chọn mẫu trong điều tra, khảo sát

Chọn mẫu điều tra, khảo sát giúp thực hiện nhanh chóng hơn trường hợp phải tiến hành điều tra tổng thể và tiết kiệm được kinh phí. Các ưu điểm của việc chọn mẫu bao gồm:

  • Khảo sát theo mẫu nhanh hơn và rẻ hơn. Vì mẫu bao giờ cũng nhỏ hơn so với tổng thể, nên việc thu thập số liệu sẽ nhanh hơn, chính xác hơn và kinh tế hơn.
  • Do mẫu nhỏ, nên thông tin mà nó đem lại sẽ cặn kẽ, cụ thể hơn.
  • Khi mẫu nhỏ, có khả năng tập trung cho một nhóm chuyên gia có trình độ nên ít sai sót. Trong khi đó, để nghiên cứu tổng thể, cần một lượng chuyên gia lớn, nên ít có khả năng chọn được nhiều chuyên gia giỏi tham gia vào nghiên cứu.
  • Kinh tế hơn về mặt tiền bạc và thời gian. Khảo sát mẫu cho phép nghiên cứu các tỏng thể lớn và biến động hơn so với cuộc nghiên cứu trường hợp.

Minh Thư

----------------------------------------

Các bài viết liên quan:

Chọn mẫu trong nghiên cứu - Phần 2: Phương pháp chọn mẫu xác suất (probability sampling)

Chọn mẫu trong nghiên cứu - Phần 3: Phương pháp chọn mẫu phi xác xuất (non-probability sampling)

Chọn mẫu trong nghiên cứu - Phần 4: Vận dụng các phương pháp chọn mẫu

 

----------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

[1] Trần Thị Kim Xuyến, Trần Thị Bích Liên. Phương pháp nghiên cứu xã hội học http://dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/xa-hoi-hoc/file_goc_781525.pdf
[2] Phạm Thị Thủy Tiên. 2019. Phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học. https://mlearning.hoasen.edu.vn/pluginfile.php/71746/mod_resource/content/1/Ba%CC%80i%206-%20Cho%CC%A3n%20ma%CC%82%CC%83u%20.pdf
[3] Đỗ Anh Tài. 2008. Giáo trình Phân tích số liệu thống kê. http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/342/2/Toan%20van.pdf
[4] Chọn mẫu xác suất (probability sampling). https://statswork.wiki/phuong-phap-nghien-cuu/phuong-phap-chon-mau/chon-mau-ngau-nhien/

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------

QUÝ ANH/CHỊ CẦN HỖ TRỢ XỬ LÝ, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VUI LÒNG GỬI THÔNG TIN QUA FORM DƯỚI ĐÂY

CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ PHẢN HỒI TRONG THỜI GIAN SỚM NHẤT

Back to top

Chưa có tài khoản Đăng ký ngay!

Đăng nhập