Vui lòng điền đầy đủ các thông tin sau

DỊCH VỤ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Để thực hiện tốt việc chọn mẫu, nhà nghiên cứu cần căn cứ vào những điểm khác biệt chính của các phương pháp chọn mẫu để áp dụng, sao cho phù hợp với nghiên cứu và năng lực. Bài viết này giới thiệu một số điểm khác biệt, ưu khuyết điểm và khả năng ứng dụng hai phương pháp chọn mẫu vào nghiên cứu.

 

Một số điểm khác biệt giữa chọn mẫu xác suất và phi xác suất

 

 

Ưu, nhược điểm của chọn mẫu xác suất và phi xác suất

Chọn mẫu xác suất

- Ưu điểm:

  • Không có sai số hệ thống và sai lệch lấy mẫu
  • Kết quả nghiên cứu có mức độ tin cậy cao hơn
  • Tăng độ chính xác của ước tính sai số lấy mẫu
  • Có khả năng đại diện cho tổng thể, rất hiệu quả để thu thập chọn mẫu từ tổng thể có quy mô lớn
  • Đơn giản và dễ hiểu trong ứng dụng

- Nhược điểm:

  • Độ phức tạp cao hơn so với lấy mẫu phi xác suất
  • Tốn thời gian hơn do phải đến tận nơi thực hiện khảo sát.
  • Thường đắt hơn so với lấy mẫu phi xác suất vì tốn chi phi điều tra trực tiếp (người điều tra, chi phí đi lại,…)

Chọn mẫu phi xác suất

- Ưu điểm:

  • Nhanh chóng và thuận tiện: các nguyên tắc chọn mẫu được đưa ra nhanh chóng cho phép thực hiện và kết thúc cuộc khảo sát trong thời gian ngắn.
  • Không tốn kém: do hạn chế được chi phí đi lại, có thể không cần người phỏng vấn.
  • Giảm gánh nặng cho người trả lời: trong trường hợp lấy mẫu tình nguyện hoặc từ nguồn cộng đồng, người trả lời tình nguyện có thể tham gia cuộc khảo sát mà không bị yêu cầu để lộ các thông tin mang tính cá nhân.

- Nhược điểm:

  • Sai lệch về lựa chọn: thường do dựa trên nhận định chủ quan của người nghiên cứu nên không thể khái quát cho tổng thể.
  • Không có tính bao phủ: Vì một số đơn vị trong tổng thể không có cơ hội được đưa vào mẫu, nên nó dẫn đến sai lệch không bao phủ.
  • Khó khăn trong việc đánh giá độ tin cậy.

 

Khi nào sử dụng chọn mẫu xác suất?

  • Khi muốn giảm độ lệch lấy mẫu: phương pháp lấy mẫu này được sử dụng khi cần độ sai lêch thấp nhất. Lấy mẫu xác suất cho kết quả chất lượng cao, vì nó tạo ra nhóm đại diện của tổng thể mà không có sự thiên vị.
  • Khi tổng thể đa dạng: các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp này vì giúp tạo ra các mẫu có tính đại diện cho tổng thể. Ví dụ, khi điều tra các nội dung liên quan đến dân số, phương pháp chọn mẫu này sẽ giúp lấy mẫu từ nhiều tầng lớp kinh tế - xã hội, hoàn cảnh khác nhau,... đại diện cho tổng thể.
  • Khi cần tạo mẫu chính xác: lấy mẫu xác suất giúp nhà nghiên cứu tạo mẫu chính xác về tổng thể. Các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê đã được chứng minh để rút ra một cỡ mẫu chính xác để thu dữ liệu.

 

 

Khi nào sử dụng chọn mẫu phi xác suất?

Sử dụng phương pháp chọn mẫu này trong các trường hợp sau:

  • Khi muốn tiến hành nghiên cứu định tính, nghiên cứu thử nghiệm hoặc nghiên cứu khám phá.
  • Khi nhà nghiên cứu không có ý định sẽ tạo ra các kết quả mang tính khái quát hóa tổng thể nghiên cứu.
  • Khi cần biết một đặc điểm hoặc đặc điểm cụ thể nào đó có tồn tại trong tổng thể hay không.
  • Khi nhà nghiên cứu bị hạn chế về thời gian tiến hành nghiên cứu, hoặc có những hạn chế về ngân sách.
  • Khi nhà nghiên cứu cần quan sát cụ thể một vấn đề nào đó (cần phân tích sâu).

Minh Thư

----------------------------------------

Các bài viết liên quan:

Chọn mẫu trong nghiên cứu - Phần 1: Một số khái niệm và phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu trong nghiên cứu - Phần 2: Phương pháp chọn mẫu xác suất (probability sampling)

Chọn mẫu trong nghiên cứu - Phần 3: Phương pháp chọn mẫu phi xác xuất (non-probability sampling)

 

----------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

[1] Đỗ Anh Tài. 2008. Giáo trình phân tích số liệu thống kê. http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/342/2/Toan%20van.pdf
[2] Non-Probability Sampling: Types, Examples, & Advantages. https://www.questionpro.com/blog/non-probability-sampling/#:~:text=When%20to%20use%20non%2Dprobability,pilot%20studies%2C%20or%20exploratory%20research
[3] Statistics: Power from Data! https://www150.statcan.gc.ca/n1/edu/power-pouvoir/toc-tdm/5214718-eng.htm
[4] Probability Sampling. https://research-methodology.net/sampling-in-primary-data-collection/probability-sampling/
[5] Sampling Methods | Types, Techniques & Examples. https://www.scribbr.com/methodology/sampling-methods/#:~:text=Probability%20sampling%20involves%20random%20selection,you%20to%20easily%20collect%20data

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------

QUÝ ANH/CHỊ CẦN HỖ TRỢ XỬ LÝ, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VUI LÒNG GỬI THÔNG TIN QUA FORM DƯỚI ĐÂY

CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ PHẢN HỒI TRONG THỜI GIAN SỚM NHẤT

Back to top

Chưa có tài khoản Đăng ký ngay!

Đăng nhập