Thông tin chuyên đề Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là ấn phẩm được xuất bản hàng tháng của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM, bao gồm các bài viết tổng hợp, phân tích nhằm phản ánh các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố diễn ra trong kỳ.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG KỲ 12/2024: 1. Quản lý ô nhiễm vi nhựa - Phần 1: Vi nhựa và tình hình ô nhiễm tại Việt Nam Có mặt ở khắp nơi trên thế giới, từ các dòng suối trên núi cao đến các kênh, rạch, sông, hồ và cả trầm tích dưới đáy biển, vi nhựa đang trở thành một trong những mối quan ngại về môi trường nghiêm trọng nhất hiện nay. Do vậy, sự quan tâm của cộng đồng khoa học trên thế giới và Việt Nam đối với tác nhân gây ô nhiễm này ngày càng nhiều 2. Ứng phó xâm nhập mặn bằng công nghệ lọc nước Biến đổi khí hậu và tình trạng xâm nhập mặn khiến vấn đề thiếu nước ngọt cục bộ trở nên nghiêm trọng, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nước sạch trở thành một tài nguyên khan hiếm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân. Để đối phó với tình trạng này, việc phát triển và ứng dụng các công nghệ lọc nước mặn và nước lợ được xem là một trong những giải pháp hiệu quả, giúp cải thiện nguồn cung cấp nước ngọt cho các khu vực bị ảnh hưởng. 3. Đảm bảo an ninh lương thực cùng CNSH thực vật - Phần 1: Khái quát về công nghệ sinh học thực vật Là một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các công nghệ gắn liền với khai thác và ứng dụng các hoạt động của tế bào và phân tử sinh học ở thực vật để tạo ra các loại cây trồng có chất lượng cải thiện hoặc có các đặc điểm mong muốn mới, công nghệ sinh học (CNSH) thực vật mang lại lợi ích to lớn cho ngành nông nghiệp, tạo ra các mô hình sản xuất bền vững và có trách nhiệm hơn với môi trường. 4. Chế phẩm bảo vệ gan từ thiên nhiên Theo GS. Nguyễn Văn Kính (Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam), Việt Nam đang đối mặt với thực tế đáng báo động về tình trạng ung thư gan: với tỷ lệ tử vong là 23/100.000 dân, nước ta đang đứng thứ năm trong mười quốc gia có tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao nhất trên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu nhằm khai thác, tận dụng các nguồn thảo dược trong nước để hỗ trợ chữa trị bệnh gan đã được các nhà khoa học tập trung đẩy mạnh trong thời gian qua. Có thể thấy, KH&CN đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc áp dụng KH&CN, nhất là công nghệ sinh học thực vật, vào sản xuất chính là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo đảm an ninh lương thực, ứng phó biến đổi khí hậu, tạo ra được nhiều sản phẩm nông nghiệp tốt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Do vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học thực vật để tạo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân là một nội dung vô cùng thiết thực trong thực tiễn. |
|