Thông tin chuyên đề Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là ấn phẩm được xuất bản hàng tháng của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM, bao gồm các bài viết tổng hợp, phân tích nhằm phản ánh các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố diễn ra trong kỳ.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG KỲ 07/2022: 1. Xử lý ô nhiễm môi trường bằng than sinh học Than sinh học được dùng như phân hữu cơ, giúp đất giữ nước, dưỡng chất và bảo vệ các loại vi khuẩn có lợi. Với đặc tính hấp thu 50% khí CO2 từ sự hô hấp của cây và khả năng lọc chất độc trong đất, than sinh học cũng giúp bảo vệ môi trường và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Gần đây, than sinh học còn được nghiên cứu để xử lý nước. 2. Vài nét về việc tiêm vaccine và mũi tăng cường phòng Covid-19 Trong đại dịch Covid-19, vaccine đã cho thấy được khả năng bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người một cách hiệu quả. Do có sự suy giảm kháng thể theo thời gian, trong bối cảnh xuất hiện các biến chủng Omicron BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan cực nhanh gần đây, việc tiêm liều tăng cường cho những người dễ bị tổn thương đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, như một chiến lược phòng ngừa chủ động. 3. Du lịch số: giải pháp phục hồi nhanh ngành công nghiệp không khói Cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 đang tác động mạnh mẽ đến mô hình và cách thức hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp để tạo ra những cơ hội và giá trị mới để tồn tại và phát triển. Theo xu hướng chuyển đổi số, ngành du lịch cũng đang đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số trong các hoạt động quản lý và kinh doanh nhằm cung cấp dịch vụ hoàn hảo hơn, nâng cao trải nghiệm của du khách. 4. Đạt chuẩn là yêu cầu tiên quyết để thủy sản Việt “vươn ra biển lớn” Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên thế giới, thời gian qua, ngành thủy sản Việt Nam đã mở rộng thêm nhiều thị trường xuất khẩu. Để sản phẩm có thể vượt qua hàng rào kỹ thuật của các nước, phát triển mạnh ở những thị trường khó tính, cần tăng cường áp dụng tiêu chuẩn ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị thủy sản. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia châu Á không rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế mạnh trong đại dịch Covid-19 (các năm 2020 và 2021); số doanh nghiệp đã tăng nhanh trở lại trong 6 tháng qua. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo, năm 2022, GDP của Việt Nam sẽ tăng khoảng 5,5%. Kết quả này giúp Việt Nam thu hút được sự chú ý của nhiều công ty lớn ở châu Âu hơn là quốc gia láng giềng (Trung Quốc), vốn được mệnh danh là “công xưởng” của thế giới… |
|