Thông tin chuyên đề Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là ấn phẩm được xuất bản hàng tháng của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM, bao gồm các bài viết tổng hợp, phân tích nhằm phản ánh các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố diễn ra trong kỳ.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG KỲ 08/2023: 1. Xây dựng kinh tế tuần hoàn: Tái sử dụng phế, phụ phẩm nông nghiệp Xu hướng xây dựng kinh tế tuần hoàn đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Một trong những giải pháp nổi bật là tái sử dụng phế, phụ phẩm từ các ngành sản xuất, vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, vừa tận dụng được nguồn tài nguyên có giá trị nhưng chưa được khai thác đúng cách. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thời gian qua đã cho thấy kết quả tích cực, trong tái sử dụng phế, phụ phẩm ngành nông, lâm, thủy sản để tạo thành phân bón sinh học và thức ăn chăn nuôi. 2. Tạo ra các sản phẩm hỗ trợ, điều trị ung thư từ thực vật Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp hormone, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp cục bộ hoặc kết hợp nhiều liệu pháp… là các phương pháp điều trị ung thư chủ yếu hiện nay. Để giảm thiểu việc sử dụng các hợp chất hóa học có độc tính cao trong điều trị ung thư, nhiều sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đã được nghiên cứu, ứng dụng trong hỗ trợ, điều trị bệnh ung thư trên thế giới. 3. Xây dựng xã hội số - Trụ cột thứ ba của chuyển đổi số Xã hội số là xã hội tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống: người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, tạo ra các mối quan hệ trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số. Động lực chính của xã hội số là công nghệ số, dựa trên sự tăng trưởng thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, làm thay đổi mọi khía cạnh của tổ chức xã hội, từ chính phủ, kinh tế cho tới người dân. 4. Khởi nghiệp sáng tạo từ nông hộ, tại sao không? Các hộ sản xuất nông nghiệp, nếu được chuyển giao mô hình, quy trình sản xuất tiên tiến, tích lũy đủ vốn và năng lực làm chủ công nghệ thì rất có triển vọng trở thành các đơn vị khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Cùng với việc xây dựng Chính quyền số và Kinh tế số, Xã hội số là trụ cột thứ 3 đang được các ngành, các cấp nỗ lực triển khai xây dựng đồng bộ để đáp ứng Chương trình Chuyển đổi số quốc gia trên cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Như đã biết, xã hội số tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống: người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, tạo ra các mối quan hệ trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số. Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2022 cho thấy, tốc độ tăng trưởng các chỉ số thành phần của chuyển đổi số, trong đó có xã hội số, của Việt Nam vẫn ở mức cao, từ 45-55%... |
|