Thông tin chuyên đề Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là ấn phẩm được xuất bản hàng tháng của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM, bao gồm các bài viết tổng hợp, phân tích nhằm phản ánh các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố diễn ra trong kỳ.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG KỲ 10/2023: 1. Bệnh tim mạch - Sát thủ thầm lặng đang trẻ hóa Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo bệnh tim mạch đã và đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Mỗi năm, bệnh lý tim mạch cướp đi 18,6 triệu sinh mạng, chiếm 44% tổng số tử vong do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) và tương ứng với 31% tổng số tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người chết do bệnh tim mạch (chiếm 33% tổng số ca tử vong), theo thống kê của Bộ Y tế. 2. Một số ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại TP.HCM Liên Hợp Quốc và các đối tác tại Việt Nam đang rất nỗ lực để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết những thách thức lớn về phát triển mà người dân Việt Nam, cũng như thế giới, đang phải đối mặt. Trong đó, có mục tiêu về chống biến đổi khí hậu và các tác động của nó. 3. Ứng dụng các công nghệ mới, hỗ trợ dạy học cho người khiếm thị Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngày càng nhiều công cụ và thiết bị hỗ trợ cho người khiếm thị được nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn. Bên cạnh các thiết bị thông minh giúp việc di chuyển, các công cụ hỗ trợ giảng dạy và xây dựng tài liệu học tập cũng rất thu hút sự quan tâm của cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy học chữ nổi Braille, giúp người khiếm thị dễ dàng tiếp cận với tri thức, cũng như cải thiện kỹ năng và phát triển năng lực tri giác, xúc giác. 4. Quản lý tài sản trí tuệ: cơ hội thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo thường là khởi nguồn hình thành tài sản trí tuệ của nhân loại. Tạo ra tài sản trí tuệ là việc khó, duy trì được tài sản trí tuệ cũng là việc không kém phần nan giải. Quản lý tài sản trí tuệ, do vậy, là hoạt động có vai trò rất quan trọng, đảm bảo duy trì lợi thế cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, nhu cầu về bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT của các tổ chức/doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên, nhiều nội dung hỗ trợ, vận dụng vẫn còn chưa được như mong muốn, ví dụ như các vấn đề về định giá TSTT, tăng cường hiệu quả thực thi quyền SHTT,... Mong rằng tới đây, các công tác hỗ trợ bảo hộ, quản lý, phát triển TSTT, tạo dựng văn hoá SHTT sẽ tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa, giúp SHTT thực sự trở thành công cụ quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo môi trường khuyến khích ĐMST và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, như những kỳ vọng mà Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2205/QĐ-TTg, ngày 24/12/2020) đã xác lập.... |
|