Thông tin chuyên đề Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là ấn phẩm được xuất bản hàng tháng của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM, bao gồm các bài viết tổng hợp, phân tích nhằm phản ánh các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố diễn ra trong kỳ.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG KỲ 01/2024: 1. Ứng dụng công nghệ giám sát ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các thành phố lớn, là vấn đề rất được quan tâm của các cấp chính quyền cũng như cộng đồng dân cư. Bên cạnh việc đo lường mức độ ô nhiễm, các công nghệ giám sát chất lượng không khí, sử dụng cảm biến, dữ liệu lớn, ảnh viễn thám đã được nghiên cứu, phát triển nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý. Đặc biệt là việc làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị thu mẫu chất gây ô nhiễm không khí đô thị, với tỷ lệ nội địa hóa thiết kế lên đến 80%. 2. Bộ luật dành riêng cho công nghệ trí tuệ nhân tạo, nên chăng? Bùng nổ mạnh mẽ từ năm 2022, khi Chat GPT ra đời, trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều lợi ích to lớn cho đời sống xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, việc kiểm soát và quản lý để công nghệ AI phát triển theo đúng định hướng “phục vụ sự phát triển của con người” là vấn đề cần được quan tâm. 3. Đôi nét về kiểm toán và tiết kiệm năng lượng Năng lượng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển. Việc sử dụng năng lượng (SDNL) tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) là yêu cầu sống còn của các quốc gia. Tại Việt Nam, theo Chương trình quốc gia về SDNL TK&HQ giai đoạn 2019-2030, cả nước phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 8-10% tổng tiêu thụ toàn quốc. Kiểm toán năng lượng (KTNL) là công cụ giúp xác định các tiềm năng và giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL), hướng đến phát triển bền vững. 4. Hỗ trợ phát triển giáo dục STEM Là một trong những xu hướng giáo dục được chú trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới, giáo dục STEM hiện đang rất được quan tâm trong công cuộc đổi mới giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông ở nước ta, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tại Việt Nam, xác định AI là công nghệ đột phá, mũi nhọn cần được triển khai nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vào thực tiễn, ngày 26/1/2021, Thủ tướng đã ban hành “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030” (Quyết định số 127/QĐ-TTg) nhằm tạo ra cú huých, biến AI thành lĩnh vực công nghệ quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần phát triển kinh tế xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới... |
|