Thông tin chuyên đề Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là ấn phẩm được xuất bản hàng tháng của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM, bao gồm các bài viết tổng hợp, phân tích nhằm phản ánh các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố diễn ra trong kỳ.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG KỲ 09/2023: 1. Xây dựng đô thị thông minh: Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Internet vạn vật Cùng với sự phát triển không ngừng của internet và các thiết bị thông minh, công nghệ Internet vạn vật (IoT) có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đô thị thông minh tại TP.HCM, ngoài các ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế và dân sinh, IoT còn được các nhà khoa học sử dụng để giám sát môi trường, cảnh báo ngập lụt, đo lường nước, chiếu sáng thông minh,… 2. Chung tay giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ tại TP. Hồ Chí Minh Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Cùng với cả nước, ngành khoa học và công nghệ TP.HCM đã có nhiều công trình nghiên cứu, phát triển công nghệ có tính ứng dụng cao phục vụ công tác PCCC, đóng góp thiết thực vào các nỗ lực bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng cho người dân. 3. Chuyển đổi số tại TP.HCM: Trái ngọt ban đầu và một số hoạt động cần tiếp tục thúc đẩy Ngày 3/6/2020, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia trên cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau đúng một tháng, ngày 3/7/2020, “Chương trình CĐS của TP.HCM” cũng được UBND Thành phố ban hành. Chương trình, cùng với “Đề án xây dựng TP.HCM trở thành Đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025” và “Kiến trúc Chính quyền điện tử TP.HCM”, đã tạo ra nền tảng vững chắc cho các hoạt động CĐS, giúp Thành phố đạt được vị trí thứ nhì trong cả nước về CĐS cấp tỉnh, năm 2022. 4. Áp dụng ngay Tiêu chuẩn ISO về giáo dục, tại sao không? Năm 2018, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã công bố Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý đối với các tổ chức giáo dục (ISO 21001:2018) nhằm góp phần thực hiện một trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc là đảm bảo giáo dục có chất lượng, rộng khắp và công bằng, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, việc nhận diện và áp dụng tiêu chuẩn này tại Việt Nam đến nay vẫn còn khá ít, kể cả khi Việt Nam đã có Tiêu chuẩn TCVN 21001:2019, hoàn toàn tương đương, ngay từ năm 2019. Trong thiết kế công trình, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) luôn là nội dung được các văn bản pháp quy đề cập. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn về PCCC đầu tiên cho nhà và công trình (TCVN 2622:1978) được Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành từ năm 1978. Đến năm 1995, tiêu chuẩn này được soát xét và cập nhật thành TCVN 2622: 1995, đưa ra các yêu cầu cơ bản về phòng cháy, chống cháy khi thiết kế các công trình xây dựng... |
|