Thông tin chuyên đề Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là ấn phẩm được xuất bản hàng tháng của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM, bao gồm các bài viết tổng hợp, phân tích nhằm phản ánh các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố diễn ra trong kỳ.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG KỲ 03/2024: 1. Thúc đẩy hình thành tài sản trí tuệ từ nguồn đầu tư của Nhà nước Để phổ biến những quy định mới của Luật Sở hữu trí tuệ, năm 2023, Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức nhiều Hội thảo với chủ đề "Tăng cường hiểu biết về các quy định mới trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ", tập trung vào các vấn đề về sở hữu công nghiệp. Trong đó, chú trọng các giải pháp bảo vệ và thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ có đầu tư từ ngân sách (giao quyền đăng ký tài sản trí tuệ, tăng tỉ lệ chi cho tác giả,…) góp phần thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội. 2. Làm chủ công nghệ gene, phát hiện sớm bệnh lý Parkinson Là một trong hai bệnh lý rối loạn thoái hóa thần kinh phổ biến và phức tạp nhất ở người, bệnh Parkinson đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu vẫn dựa trên các triệu chứng lâm sàng, với các đặc điểm vận động là chính. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới cho phép nhận diện sớm những người có nguy cơ cao để có kế hoạch tầm soát, phòng ngừa và làm chậm tiến triển bệnh. 3. Tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ Chuyển giao công nghệ là việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ để ứng dụng vào thực tiễn nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Xúc tiến chuyển giao công nghệ là các hoạt động hỗ trợ, có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập và thúc đẩy tiến trình chuyển giao công nghệ trong thực tế. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, năm 2021, các quá trình chuyển đổi và sử dụng năng lượng trong ngành xây dựng đã phát thải khoảng 37% lượng khí CO2 trên toàn cầu. Ngành này cũng chiếm hơn 34% nhu cầu khai thác và sử dụng năng lượng trên thế giới. Bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, phát triển bền vững trong lĩnh vực xây dựng là một trong những mối quan tâm hàng đầu toàn cầu. Trong đó, phát triển công trình xanh là giải pháp khả thi. Tại Việt Nam, phong trào này đã bắt đầu từ năm 2007. Theo thông tin tại Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2022, Việt Nam hiện có 869 đô thị các loại, phân bố tương đối đồng đều trong cả nước. Không gian đô thị được mở rộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được cải thiện; kinh tế khu vực đô thị liên tục tăng trưởng ở mức cao, trung bình từ 12-15%, gấp 1,5-2 lần so với bình quân chi hàng năm, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước... |
|