Vui lòng điền đầy đủ các thông tin sau

kết quả thống kê

Phần 2: Nghiên cứu công nghệ hỗ trợ người khiếm thính và khiếm thị, giai đoạn từ năm 2015 đến nay

Trong giai đoạn 2015-2022, có 20.695 sáng chế về hỗ trợ, tăng cường và phục hồi chức năng dành cho người khiếm thị và khiếm thính, được đăng ký bảo hộ tại 4 quốc gia (Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) và 2 tổ chức quốc tế (Tổ chức Hợp tác Sáng chế Quốc tế (PCT) và Cơ quan Sáng chế Châu Âu (EPO)).

Hình 1. Phân tích sáng chế về hỗ trợ, tăng cường và phục hồi chức năng dành cho người khiếm thị và khiếm thính

- Đối với người khiếm thị

Có 6.200 sáng chế, trong đó, có 1.601 sáng chế về thiết bị hỗ trợ, 900 sáng chế về công nghệ giúp tăng cường thị lực và 3.699 sáng chế về phục hồi chức năng thị giác. Về phục hồi thị lực, các sáng chế về công nghệ nội nhãn (bao gồm công nghệ được cấy vào mắt, ví dụ: cấy ghép võng mạc) chiếm 40%, tiếp đến là các công nghệ phục hồi thị lực (bao gồm phục hồi thị lực vĩnh viễn và không vĩnh viễn) chiếm 30%..

Về tăng cường thị lực, các công nghệ nâng cao chất lượng tầm nhìn/độ phân giải hình ảnh cho người khiếm thị và các công nghệ thiết bị hỗ trợ thông tin là hai nhóm các công nghệ, thiết bị có nhiều sáng chế, lần lượt chiếm 43% và 32%..

Về hỗ trợ thị lực, công nghệ điều khiển bằng âm thanh có số lượng sáng chế nhiều nhất chiếm hơn 89%.

-Đối với người khiếm thính

Có 11.416 sáng chế, trong đó, có 8.273 sáng chế về phục hồi chức năng, 287 sáng chế về hỗ trợ và 2.856 sáng chế về tăng cường chức năng cho người khiếm thính.

Về phục hồi chức năng nghe, máy trợ thính bên ngoài và công nghệ phục hồi khả năng nghe cho người bị suy giảm chiếm khoảng 95% tổng sáng chế về phục hồi chức năng cho người khiếm thính.

Hỗ trợ thính giác, gồm công nghệ nhận dạng giọng nói hoặc ngôn ngữ, xử lý giọng nói hoặc chuyển đổi âm thanh giọng nói thành video, văn bản và các công nghệ hỗ trợ thính giác khác trong giai đoạn này có xu hướng giảm so với giai đoạn trước 2015.

Về tăng cường thính lực, các thiết bị điện - điện tử kích thích thính giác có số lượng sáng chế nhiều nhất (chiếm 92%).

- Phân bố các quốc gia bảo hộ sáng chế về khiếm thính và khiếm thị

Theo dữ liệu của WIPS Global, Mỹ là quốc gia có số lượng nộp đơn bảo hộ sáng chế đầu tiên nhiều nhất (8.531 sáng chế, chiếm 43%), kế đến là Trung Quốc (5.412 sáng chế, chiếm 27%) và Tổ chức sáng chế Châu Âu (EPO) là 9% (1.725 sáng chế).

Hình 2. Các quốc gia có nhiều sáng chế được đăng ký đầu tiên

Đa số các đơn vị sở hữu nhiều sáng chế về các công nghệ, thiết bị hỗ trợ, tăng cường và phục hồi chức năng cho người khiếm thị và khiếm thính là các doanh nghiệp, trong đó có một số đơn vị là công ty con hoặc một thương hiệu của công ty mẹ, ví dụ như Oticon A/S là công ty con của tập đoàn Demant, hay Advanced bionics AG là một thương hiệu của tập đoàn Sonova (Hình 3).

Hình 3. Các đơn vị sở hữu nhiều sáng chế về công nghệ hỗ trợ thính giác và thị giác

Theo các nguồn dữ liệu từ WIPO và WIPS Global, tính đến cuối năm 2022, trong tổng số hơn 55.000 sáng chế về thiết bị, công nghệ dành cho người khiếm thị và khiếm thính trên thế giới, Mỹ là quốc gia đứng đầu về số sáng chế đăng ký đầu tiên, với hơn 22.000 sáng chế (chiếm tỉ lệ khoảng 40%). Kế đến là Nhật và Trung Quốc, số liệu lần lượt là 16,6% và 14%. Sáng chế dành cho người khiếm thính và khiếm thị có tỉ lệ tương đương nhau. Các công ty, tập đoàn luôn là chủ thể đứng đầu về số lượng sáng chế và cũng chính là các doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị và công nghệ cho người khiếm thị và khiếm thính.

Minh Thư

Cùng chủ đề Phần 1: Nghiên cứu công nghệ hỗ trợ người khiếm thính và khiếm thị, giai đoạn trước năm 2015.

--------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo

[[1] Cơ sở dữ liệu WIPS Global.
[2] Nick Solomon and Pardeep Bhandari. Patent Landscape Report on Assistive Devices and Technologies for Visually and Hearing Impaired Persons. https://www.wipo.int/publications/en/details.jsp?id=3933
[3] WIPO assistive devices. https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/wipo_pub_949_1-tech1.pdf

Back to top

Chưa có tài khoản Đăng ký ngay!

Đăng nhập