Vui lòng điền đầy đủ các thông tin sau

kết quả thống kê

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đối với phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Sự phát triển bùng nổ các công nghệ AI, 5G, Robotics, … không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra nhiều thách thức rất lớn đối với yêu cầu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Thành phố. Máy móc và trí tuệ nhân tạo thay thế cho sức người sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là nhu cầu nhân công giá rẻ kỹ năng thấp sẽ nhường chỗ cho nhân lực trình độ cao. Vì vậy, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực KH&CN càng trở nên cấp bách, đặc biệt là khi quá trình hội nhập quốc tế toàn diện đang đặt ra yêu cầu nhân lực KH&CN phải có những kỹ năng mang tính toàn cầu, cập nhật và theo kịp xu thế mới trong sự phát triển của KH&CN hiện đại.

 

1. NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TIỀM NĂNG

Theo UNESCO và OECD, định nghĩa về nhân lực KH&CN (HRST) trong Canberra Manual, là những người đáp ứng một hoặc các điều kiện:

  • Hoàn thành trình độ giáo dục đại học trong lĩnh vực KH&CN của ngành học;
  • Không đủ tiêu chuẩn chính thức như trên, nhưng đang được làm việc trong một vị trí cần các bằng cấp trên.

Từ định nghĩa của UNESCO và OECD, Bộ KH&CN đã đưa ra định nghĩa “Nhân lực KH&CN tiềm năng” tại Việt Nam bao gồm toàn bộ những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên.

 

Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 cho thấy, dân số TP. Hồ Chí Minh tại thời điểm 01/4/2019 là 8.993.082 người, trong đó 1.508.357 người có trình độ học vấn từ Cao đẳng trở lên, đây là những người được xem là nhân lực KH&CN tiềm năng của Thành phố.

Bảng 1. Nhân lực KH&CN tiềm năng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (ĐVT: người)

Nguồn dữ liệu: Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh

* Sách Tổng điều tra dân số và nhà ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1999

** Sách Tổng điều tra dân số và nhà ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2009

*** Tổng hợp từ tài liệu Kết quả điều tra toàn bộ và mẫu – Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019

Hình 1. Tổng quan nhân lực KH&CN tiềm năng của TP. HCM qua 3 thời điểm thực hiện tổng điều tra dân số

 

Theo các nhóm tuổi và trình độ học vấn, nguồn nhân lực KH&CN tiềm năng của Thành phố như sau:

Bảng 2. Nhân lực KH&CN tiềm năng theo nhóm tuổi ở các trình độ chuyên môn năm 2019 (ĐVT: người)

Nguồn dữ liệu: Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Tổng hợp từ tài liệu Kết quả điều tra toàn bộ và mẫu – Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019

 

Hình 2. Nhân lực KH&CN tiềm năng theo nhóm tuổi và trình độ (2009, 2019)

 

2. NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Theo số liệu điều tra tiềm lực KH&CN năm 2019, trên địa bàn TP. HCM có 19.917 người làm việc trong các tổ chức KH&CN do Trung ương và Địa phương quản lý, trong đó, khoảng 20% nhân lực trình độ tiến sĩ, hơn 50% nhân lực có trình độ thạc sĩ và khoảng 30% nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng.

Bảng 3. Nhân lực KH&CN trên địa bàn TP. HCM

Nguồn dữ liệu: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Dữ liệu Điều tra Tiềm lực KH&CN của các tổ chức KH&CN năm 2019 trên địa bàn TP. HCM

Hình 3. Tổng quan nhân lực KH&CN trong các tổ chức KH&CN trên địa bàn TP. HCM năm 2019

 

3. NHÂN LỰC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Research and Development - R&D) không chỉ diễn ra trong các tổ chức KH&CN mà còn có ở các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác. Theo kết quả Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2018, tổng số nhân lực có hoạt động R&D là 21.300 người, trong đó 6,4% người làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có hoạt động R&D.

Hình 4. Tổng quan nhân lực R&D trên địa bàn TP. HCM năm 2018

Nguồn dữ liệu: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Dữ liệu Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2018 trên địa bàn TP. HCM

 

Số cán bộ nghiên cứu là 16.064 người, chiếm 75% nhân lực hoạt động R&D. Trong đó, chiếm đến 76% là cán bộ nghiên cứu có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Các lĩnh vực tập trung nhiều cán bộ nghiên cứu nhất là khoa học kỹ thuật và công nghệ (chiếm 33%), khoa học xã hội (chiếm 30%).

Xem thêm chuyên đề infographic: Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ TP. HCM giai đoạn 2012-2018

 

4. NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TỔ CHỨC KH&CN DO TP. HỒ CHÍ MINH QUẢN LÝ

Theo số liệu báo cáo thống kê ngành KH&CN năm 2020 của Sở KH&CN TP. HCM, nhân lực trong các tổ chức KH&CN do TP. HCM quản lý tính đến cuối năm 2019 vào khoảng 7.713 người. Nhân lực trình độ thạc sĩ và đại học chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 33% và 41%, chủ yếu tập trung trong 2 lĩnh vực là khoa học kỹ thuật và công nghệ và khoa học xã hội. Về độ tuổi của nhân lực hoạt động KH&CN, đa phần là các nhóm tuổi từ 36-55, chiếm gần 50%, dưới 35 tuổi (chiếm gần 43%), chỉ có 3,3% trên 60 tuổi.

Hình 5. Nhân lực trong các tổ chức KH&CN do TP. HCM quản lý

Nguồn dữ liệu: Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM, Báo cáo thống kê ngành KH&CN năm 2020

 

5. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TP. HỒ CHÍ MINH

Một số định hướng phát triển nguồn nhân lực của TP. HCM được nêu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. HCM lần thứ XI:

  • Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo đạt trình độ quốc tế ở 8 lĩnh vực (công nghệ thông tin - truyền thông; cơ khí - tự động hóa; trí tuệ nhân tạo; quản trị doanh nghiệp; tài chính - ngân hàng; y tế; du lịch; quản lý đô thị); khuyến khích đại học chia sẻ, phát triển giáo dục thông minh, tạo điều kiện tiếp cận và lĩnh hội hệ thống tri thức gắn với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời;
  • Tăng cường đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động, đặc biệt là kỹ năng mềm, tính kỷ luật, kỷ cương lao động, đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
  • Thúc đẩy đào tạo và phát huy nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển thành phố. Thực hiện tốt việc sử dụng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.

 

Duy Sang

Back to top

Chưa có tài khoản Đăng ký ngay!

Đăng nhập